Các chất có hại trong mỹ phẩm người mua cần biết

Bài viết này sẽ chia sẻ cho mọi người biết các chất không tốt cho da, tóc có trong mỹ phẩm. Vậy nên khi mua mỹ phẩm hãy xem kỹ thành phần rồi mới quyết định mua nhé!

nhung-lo-kem-tron-kem-chat-luong
Những lọ kem trộn kém chất lượng
1. Mineral oil [cũng được biết đến với các tên dạng biến thể như: petrolatum/ paraffinum liquidum /paraffin oil/ cera microcristallina]
Mineral oil là khoáng dầu, được làm từ dầu hỏa thô (đun dầu hỏa lên đến khoảng 210°C và từ đó lọc ra thành nhiều thành phần dầu), chất này có tác dụng làm mềm da.
Tác hại: Ngăn cản sự bài tiết của da, làm bít lỗ chân lông, gây mụn. Nguy hiểm hơn, chất này được khuyến cáo có khả năng gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
2.Paraben[methyparaben/propylparaben/butylparaben/ethylparaben/isobutylparaben/propyl parahydroxybenzoate]
Paraben là biến thể của dầu hỏa, trong các sản phẩm mỹ phẩm được dùng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm và thức ăn (mã là E214, E219 trong nghành thực phẩm] để ngăn ngừa sự oxy hoá của sản phẩm.
Tác hại: Các parabens có hoạt tính giống như nội tiết tố estrogen của phụ nữ có thể làm rối loạn cân bằng nội tiết tố đồng thời chúng có thể gây ra chứng viêm biểu bì da (dermatitis). Parabens còn có khả năng gây ra ung thư vú, các triệu chứng của sự mãn kinh (menopause) và cả chứng loãng xương (osteoporosis). Propyparaben giảm khả năng sinh sản ở nam. Methylparaben thúc đẩy quá trình lão hóa dưới ánh nắng mặt trời . Trong họ nhà parabens thì butylparaben và isobutylparaben là độc nhất, tiếp đến là propylparaben và isopropylparaben, ít độc hơn cả là methyl và ethylparaben.
3. Sodium Laureth Sulfate, Sodium Lauryl Sulfate, Sodium Lauryl Ether Sulfate, Anhydrous Sodium Lauryl Sulfate, Irium, SLS, SLES, MSDS, ALES, ALS.
Là loại chất tẩy rửa và hoạt chất bề mặt, tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì giá thành rẻ.
Tác hại: Gây khô và bào mòn da, mỏng tóc, gây kích ứng với da nhạy cảm. Ngoài ra, nó có thể gây đục thuỷ tinh thể và các vấn đề khác về mắt.
Loại chất hoạt hóa bề mặt này được tìm thấy trong hơn 90% sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cá nhân. SLS gây kích ứng da, phổi và mắt. Nó có khả năng tương tác với các hóa chất khác để tạo ra nitrosamine, một chất gây ung thư và hàng loạt các vấn đề khác như tổn thương thận và đường hô hấp. SLS có thể được tìm thấy trong dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, mascara và kem trị mụn trứng cá.
4. Propylene Glycol (PG)/ Butylene Glycol
Là chất dùng để duy trì độ ẩm trong mỹ phẩm, cũng là chất được dùng để làm mát trong phanh xe và tủ lạnh.
Tác hại: Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA) đánh giá PG là một hoá chất rất độc hại. Khi sử dụng các sản phẩm PG chúng ta cần phải sử dụng trang phục bảo hộ; sau khi sử dụng, các sản phẩm này phải được thiêu huỷ bằng cách vùi sâu dưới lòng đất. Do PG có thể thấm vào da rất nhanh chóng, EPA khuyến cáo không nên tiếp xúc trực tiếp để đề phòng những ảnh hưởng xấu đến não, gan và thận. Nếu dùng PG trong thời gian dài sẽ gây kích ứng làm da trở nên khô và bị lão hoá nhanh hơn.
5. DEA (Diethanolamine)/ MEA (Monoethanolamine) / TEA (Triethanolamine)
Là các chất phụ gia, DEA và MEA là chất tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm trong phòng tắm (sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội…), DEA có mặt trong thành phần của một vài loại thuốc trừ sâu, TEA được dùng trong rất nhiều loại mỹ phẩm (mascara, suncreen, eyeliner, eyeshadow, blush, foundation, primer…)
Tác hại: gia gây kích ứng mạnh ở da và mắt, gây ra các bệnh về viêm da tiếp xúc. Các chất này rất dễ thẩm thấu qua da và tích tụ trong nội tạng, thậm chí là trong não, nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng khả năng ung thư gan và thận.
6. Phenoxyethanol
Là một loại chất bảo quản.
Tác hại: Chất này bị coi là chất kích ứng da. Phenoxyethanol nguyên chất có thể gây ra các bệnh liên quan đến đường sinh sản hay thần kinh. Trong mỹ phẩm, tỷ lệ của nó ít khi vượt quá 1%, tuy nhiên lại rất hay được sử dụng. Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo phenoxyethanol có thể gây nôn mửa và tiêu chảy ở trẻ nhỏ cũng như ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.
7. Phthalates (DEHP, DBP, BBP, DINP, DIDP, DNOP)
Phthalates là một họ hợp chất hóa học, xuất hiện dưới thể dạng lỏng như dầu, không màu sắc.
Tác hại: Các họ hợp chất này hay thấy trong nhiều loại sản phẩm, nhưng thường không được các nhà sản xuất ghi trên nhãn thành phần. Chúng có thể gây những tác động xấu đến gan/thận, dị tật thai nhi, làm giảm tinh trùng ở nam giới và gây phát triển ngực sớm ở nữ giới. Ở Anh, Mỹ, Canada và nhiều nước thuộc Liên minh Châu Âu những chất DEHP, DBP và BBP đã bị cấm trong việc sản xuất mỹ phẩm và đồ chơi.
8. Avobenzone, Benzophenone, PABA
Đây là các loại hoá phẩm chống nắng.
Tác hại: Được biết đến như nguồn sản sinh ra các gốc tự do, đồng thời người ta tin rằng chúng còn gây ra ung thư hoặc phá hoại DNA di truyền.
9. Triclosan
Đây là hoạt chất kháng khuẩn có công thức tương tự với chất độc màu da cam.
Tác hại: EPA xếp hoá chất này vào loại thuốc diệt côn trùng, gây nguy cơ cao đối với sức khỏe con người và môi trường. Là một chất trong nhóm chlorophenol, triclosan bị nghi ngờ là hoá chất gây ung thư ở người. Đại học Y dược Tufts của Mỹ còn cho rằng triclosan chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của những loại “siêu côn trùng” kháng thuốc nguy hiểm.
10. DMDM Hydantoin / Ure Imidazolidinyl
Là 2 trong số những chất bảo quản có khả năng sản sinh ra phormon.
Tác hại: Hoạt chất này có thể gây đau cơ, ung thư, phản ứng da, dị ứng, trầm cảm, đau đầu, đau ngực, viêm tai, mệt mỏi mãn tính, chóng mặt và mất ngủ. Nếu chẳng may tiếp xúc phải, các chất này có thể gây kích ứng hệ hô hấp, tim đập nhanh hoặc hen suyễn, ho lâu dài và cảm lạnh.
11. Dioxin
Là loại hoá chất bị cấm trong mọi loại sản phẩm. Dioxin thường chứa các chất chống khuẩn như triclosan, chất nhũ hoá….
Tác hại: Dioxin gây ra các bệnh nguy hiểm ung thư, suy giảm miễn dịch, rối loạn thần kinh, vô sinh và dị dạng ở thai nhi. Nó nguy hại tới mức, chỉ cần một phần nghìn tỷ của giọt dioxin cũng có thể gây ra sự phá hủy hormone nếu ta bơi trong một hồ bơi lớn gấp 300 lần tiêu chuẩn Olympic. Cơ thể chúng ta hoàn toàn không có khả năng chống lại tác động của dioxin. Một ví dụ rõ ràng nhất là tổng thống Yushchenko của Ukraina, ông bị đầu độc bằng dioxin và kết quả là ông đã trông già hẳn đi chỉ sau vài đêm.
12. Benzoyl Peroxide
Là hóa chất thường thấy trong các loại mỹ phẩm trị mụn.
Tác hại: Benzoyl Peroxide được Hiệp hội hóa chất Mỹ đánh giá: “Tạo điều kiện cho các chất gây ung thư phát triển, có khả năng kích thích ung bướu, có thể gây đột biến gen và tổn thương ADN ở người và động vật có vú nếu dùng ở nồng độ không thích hợp. Rất độc nếu hít phải, nhiều khả năng gây tổn thương khi nuốt phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với da. Gây kích ứng da, mắt và hô hấp.”
13. Quaternium-15
Chất bảo quản.
Tác hại: Trong những điều kiện nhất định chất này có thể tạo ra formaldehyde, một chất gây ung thư ở người. Bạn cũng có thể bị viêm da nếu da nhạy cảm.
14. Hydroquinone
Được sử dụng như thành phần làm trắng da, hoạt động hiệu quả nhờ cơ chế tẩynhanh các tế bào hắc sắc tố khỏ bề mặt da.
Tác hại: gây đỏ da, ngứa vùng mặt, mụn mọc nhiều hơn, da nhờn sẽ nhờn hơn, datrở nên mỏng và căng, nổi hạt đỏ li ti sần khắp hết mặt… Thời gian sau bắt đầunổi mụn, da trở nên bóng nhờn, sạm lại.
15. Chì
Một số mỹ phẩm cũng có thể chứa chì, loại hóa chất gây ra hàng loạt tác hại cho cơ thể.
Tác hại: tiếp xúc lâu dài với chì có thể dẫn đến ung thư, gây tổn hại trong quá trình mang thai cũng như dẫn đến tình trạng buồn nôn, đau đầu và khó chịu. Nó còn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, cũng như sự phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ em.
16. Màu tổng hợp
Màu tổng hợp cũng hại sức khỏe, có thể gây kích ứng và dị ứng ở da. Không nên sử dụng thường xuyên bất cứ loại mỹ phẩm chứa màu tổng hợp nào.
17. Hương liệu tổng hợp
Thường được ghi trong danh sách thành phần là parfume hoặc fragrance
Mục đích/ Sử dụng: Kết hợp các thành phần hóa học dùng để tạo ra hương thơm nhân tạo cho mỹ phẩm
Tác hại: Có thể gây ra hiện tượng dị ứng, đau đầu, choáng váng, phát ban (đặc biệt là trẻ nhỏ), khó thở và có thể ảnh hưởng tới hệ thống sinh sản
Các sản phẩm có chứa: sản phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc da, trang điểm, chăm sóc cơ thể, nước hoa.
( Hương liệu là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, nên một số sản phẩm có hương liệu tự nhiên vẫn ghi là fragrance )
Các sản phẩm có mùi hương thơm nồng, hắc thường chứa hương liệu hóa học cao.
18- Thủy ngân- con dao 2 lưỡi trong mỹ phẩm
Tác hại chính của thủy ngân vô cơ có trong xà phòng và kem làm trắng da là tổn thương thận.
Thủy ngân là một thành phần thường gặp trong xà phòng và kem làm trắng da. Nó cũng có trong các mỹ phẩm khác, như sản phẩm tẩy trang mắt và mascara. Xà phòng và kem làm trắng da thường được sử dụng ở một số nước châu Phi và châu Á, cũng như được người da màu sống tại châu Âu và Bắc Mỹ ưa chuộng. Các muối thủy ngân ức chế sự hình thành melanin, giúp cho màu da trở nên sáng hơn.
Thủy ngân trong mỹ phẩm tồn tại ở hai dạng: vô cơ và hữu cơ.
19- Coticoid
Hiện nay trên thị trường làm đẹp có rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm và làm đẹp được đánh bóng bởi tác dụng làm đẹp tuyệt vời, bởi mẫu mã sang trọng hào nhoáng, khi dùng thấy quả là rất đẹp, nhanh đẹp nhưng một thời gian sau đó sẽ diễn tiến những triệu chứng nhạy cảm như nổi mẩn đỏ li ti, hay ngứa trên da… Đó là những dấu hiệu củ corticoid đang tấn công bạn và đang biến bạn thành nô lệ… Hãy khôn ngoan hơn trong chọn lựa làm đẹp!
Sản phẩm chứa corticoid làm đẹp nhanh như bong bóng được thổi phình to.. nhưng kết quả sẽ là vỡ tan một cách chắc chắn và người dùng phải lãnh hậu quả độc hại vô cùng không thể lường trước được!
Cách nào để nhận biết sớm đó là mỹ phẩm chứa corticoid:
* Da láng mịn rất nhanh, căng bóng chỉ sau 1 đêm sử dụng. Thực chất là không có một quá trình tự nhiên nào có thể sửa chữa những hư hại da hay cơ thể nhanh đến vậy.
* Tiếp theo là mụn cám biến mất nhanh sau vài ngày sử dụng. Thông thường các phương pháp trị mụn chính quy đạt kết quả ban đầu cần đến ít nhất vài tuần.
* Sau đó là da trắng nhanh rõ rệt khiến nhiều người rất thích. Điều này khiến cho nhiều người lầm tưởng đây là một sản phẩm tốt.
* Da căng mọng rất đẹp, tay sờ vào da nghe cảm giác da mềm và mọng nước, đây là dấu hiệu da ngậm nước vì corticoid gây giữ nước trong mô da.
* Những vùng da nám mờ nhanh sau vài ngày đến 1 tuần do tình trạng ngậm ngước che khuất màu của sắc tố nằm bên dưới.
* Những nếp nhăn li ti trên da biến mất, những nếp nhăn sâu trước đó trở nên mờ nhạt rất nhanh sau 7 – 10 ngày dùng. Hiện tượng này do sự ngậm nước của da mang lại.
* Thậm chí dùng mỹ phẩm loại này thấy các dấu hiệu hay bị dị ứng trước đây biến mất, vì corticoid là thuốc chống viêm, chống dị ứng rất mạnh.
* Đó là mỹ phẩm được quảng cáo là vừa trị nám, vừa trị mụn, vừa chống nhăn vừa làm trắng da, mang lại một làn da trắng không tì vết và như da em bé. Thực tế là không thế có hoạt chất trị liệu làm đẹp nào có thể xử lý các vấn đề trên cùng một lúc.
* Nếu là mỹ phẩm bôi toàn thân thì toàn thân trắng xanh bất thường chênh lệch màu da với vùng không bôi tới hết, cũng như chênh lệch màu da với những vùng tiếp giáp mặt lưng mặt lòng bàn tay và bàn chân.
Thử nghiệm xác định mỹ phẩm chứa corticoid:
* Thử ngưng dùng mỹ phẩm ấy đột ngột trong vòng vài ngày đến 1 tuần, thấy da sần sùi, khô nhăn, đen xạm lại, xuất hiện ngứa da, đỏ da và những nốt đỏ nhỏ li ti gọi là sẩn. Vùng nào bôi nhiề mỹ phẩm ấy thì vùng đó các triệu chứng trên xuất hiện càng nặng. Sau đó bôi lại sản phẩm này thì da lại căng trắng mịn màng, các dấu hiệu vừa kể mất đi rất nhanh.
* Lấy một ít sản phẩm bôi vào vùng da bất kỳ đang bị chàm (da dày cứng lên sần sùi rất ngứa, khi gãi mạnh thì da tróc vảy và rướm dịch vàng hoặc chảy máu). Hôm sau thấy vùng da chàm ấy da lành rất nhanh, hết ngứa, hết sần sùi, da trơn láng trong vòng 1 ngày sau khi bôi. Sau đó 2 – 3 ngày không bôi tiếp sản phẩm vào vùng chàm ấy nữa, da vùng này mắt đầu ngứa lại và dày lên càng mạnh và càng lan rộng hơn trước khi bôi. Các dấu hiệu cho thấy chắc chắn trong mỹ phẩm thử nghiệm có chứa corticoid.
Có thể bạn quan tâm:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đảm bảo hết nám cực nhanh với serum trị nám Skinaz V10 Gleaming Spot

Kem má hồng Skinaz cao cấp Stick Blusher Hàn Quốc- Moosun.vn

Sữa rửa mặt Skinaz- An toàn cho mọi làn da